Lưu ý về lối thoát hiểm trong nhà phố
Phần lớn những ngôi nhà phố đều có chung đặc điểm là hẹp, sâu và diện tích nhỏ, ít mặt thoáng. Chính vì vậy trong thiết kế nhà phố ở đô thị người ta thường bỏ qua phương án thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
Ban công là một trong những lối thoát hiểm hữu hiệu trong nhà phố.
Nhà nên có ban công, lô gia
Một trong những lối thoát hiểm hữu hiệu trong nhà phố là ban công hoặc lô gia. Không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn mà ban công, lô gia là nơi thoát hiểm hữu hiệu khi xảy ra trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó còn góp phần che nắng, che mưa.
Trong trường hợp xấu nhất nếu xảy ra hỏa hoạn, ban công, lô gia sẽ là nơi thông thoáng có thể giúp bạn duy trì sự sống để chờ cứu hộ. Do đó, khi xây dựng nhà bạn nên lưu ý thiết kế nhà có ban công, lô gia.
Thiết kế sân thượng và giếng trời
Thiết kế nhà có sân thượng và giếng trời vừa tạo không gian mát mẻ, nơi phơi đồ, lấy ánh sáng cho ngôi nhà, mà còn có thể bố trí thành một tiểu cảnh sân thượng.
Bên cạnh đó, sân thượng còn có tác dụng như một lối thoát hiểm cho nhà ống khi gặp sự cố. Khi có hỏa hoạn nếu không còn lối thoát hiểm nào khác, bạn có thể chạy lên sân thượng và nhảy sang nhà hàng xóm để thoát thân.
Bố trí cầu thang thoát hiểm lên tầng mái
Thông thường với nhà phố, sàn mái được làm phẳng để đặt bể nước mái và thường có thang kỹ thuật từ sân thượng hoặc khu vực nào đó lên mái. Đây cũng là lối thoát hiểm quan trọng. Nhưng để dễ dàng thoát hiểm, cầu thang kỹ thuật này cần được thiết kế thuận tiện cho việc sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Thiết kế lối thoát hiểm theo cửa chính
Nhà ống hiện nay thường thiết kế cửa chính gồm hai lớp, ngoài cửa đóng mở thông thường còn có thêm cửa sắt xếp, cửa cuốn, cửa kéo bên ngoài... Tuy nhiên, thiết kế này về mặt phòng cháy chữa cháy không thuận lợi cho việc thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn. Do đó, nếu bạn thiết kế cửa chính có hai lớp bạn nên sử dụng hệ thống chốt khóa hiện đại, vận hành đơn giản. Trường hợp cửa chính nhà bạn có 1 lớp, bạn nên thiết kế cửa mở quay ra ngoài để thoát nạn dễ hơn.
Theo LĐO
Phần lớn những ngôi nhà phố đều có chung đặc điểm là hẹp, sâu và diện tích nhỏ, ít mặt thoáng. Chính vì vậy trong thiết kế nhà phố ở đô thị người ta thường bỏ qua phương án thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
Ban công là một trong những lối thoát hiểm hữu hiệu trong nhà phố.
Nhà nên có ban công, lô gia
Một trong những lối thoát hiểm hữu hiệu trong nhà phố là ban công hoặc lô gia. Không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn mà ban công, lô gia là nơi thoát hiểm hữu hiệu khi xảy ra trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó còn góp phần che nắng, che mưa.
Trong trường hợp xấu nhất nếu xảy ra hỏa hoạn, ban công, lô gia sẽ là nơi thông thoáng có thể giúp bạn duy trì sự sống để chờ cứu hộ. Do đó, khi xây dựng nhà bạn nên lưu ý thiết kế nhà có ban công, lô gia.
Thiết kế sân thượng và giếng trời
Thiết kế nhà có sân thượng và giếng trời vừa tạo không gian mát mẻ, nơi phơi đồ, lấy ánh sáng cho ngôi nhà, mà còn có thể bố trí thành một tiểu cảnh sân thượng.
Bên cạnh đó, sân thượng còn có tác dụng như một lối thoát hiểm cho nhà ống khi gặp sự cố. Khi có hỏa hoạn nếu không còn lối thoát hiểm nào khác, bạn có thể chạy lên sân thượng và nhảy sang nhà hàng xóm để thoát thân.
Bố trí cầu thang thoát hiểm lên tầng mái
Thông thường với nhà phố, sàn mái được làm phẳng để đặt bể nước mái và thường có thang kỹ thuật từ sân thượng hoặc khu vực nào đó lên mái. Đây cũng là lối thoát hiểm quan trọng. Nhưng để dễ dàng thoát hiểm, cầu thang kỹ thuật này cần được thiết kế thuận tiện cho việc sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Thiết kế lối thoát hiểm theo cửa chính
Nhà ống hiện nay thường thiết kế cửa chính gồm hai lớp, ngoài cửa đóng mở thông thường còn có thêm cửa sắt xếp, cửa cuốn, cửa kéo bên ngoài... Tuy nhiên, thiết kế này về mặt phòng cháy chữa cháy không thuận lợi cho việc thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn. Do đó, nếu bạn thiết kế cửa chính có hai lớp bạn nên sử dụng hệ thống chốt khóa hiện đại, vận hành đơn giản. Trường hợp cửa chính nhà bạn có 1 lớp, bạn nên thiết kế cửa mở quay ra ngoài để thoát nạn dễ hơn.
Theo LĐO
|